Bản chất của tiền tài là gì?

Danh và lợi đối với con người mà nói là một sự mê hoặc vĩnh viễn. Danh lợi có lúc sẽ làm cuộc sống của một người lan tỏa thứ ánh sáng tuyệt đẹp, nhưng chẳng qua cũng chỉ như sự tỏa sáng của pháo hoa, đứng ở đoạn cuối của cuộc đời rồi nhìn lại, tôi tin chắc mỗi người đều thấm thía rằng danh lợi như nước tự xuyên qua kẽ tay trôi đi, như mây khói tan biến ngay trước mắt. Biết bao nhiều người giàu có trở thành nô lệ của đồng tiền, người thành danh thì lại than rằng : “Đứng trên cao không chịu nổi lạnh lẽo”, họ vì danh lợi mà hao phí hết tinh lực của cả đời. Cuối cùng thì niềm vui trong sáng nhất của cuộc đời đã bị mất hết hoàn toàn, vậy có phải là đời người rất đáng buồn và nhạt nhẽo không?

Không thể phủ nhận, con người sống trên đời, không cách nào thoát ly tiền của. Cũng không thể phủ nhận, cho dù có tích lũy bao nhiêu tiền, đến lúc rời khỏi cõi đời này thì một đồng cũng không thể mang theo. Vì vậy, khi đã kiếm đủ tiền chi tiêu cho cuộc sống, mà vẫn một lòng theo đuổi tiền bạc thì sẽ làm mất đi giá trị đích thực của đời người.

Tuy chuyện đã qua hơn hai mươi năm, nhưng tôi vẫn không quên một câu chuyện nhỏ xảy ra trong thời thơ ấu. Trên đường tan học đi về nhà, đi ngang qua một cái hồ vừa mới đóng băng. Một thương gia với trò đùa quái ác, cố ý ném vài đồng tiền vào trong hồ, khiến cho một người bạn làm ăn tên Tài không tiếc thân mình mà nhảy xuống giữa hồ. Kết quả lớp băng mong không chịu nổi thể trọng của anh ta, băng nứt ra chìm xuống hồ, Tài không những không nhặt được đồng tiền, ngược lại vì hồ nước mà bị cảm lạnh rất nặng, nghỉ bệnh hơn một tuần.

Vì vậy tôi ngộ ra được, con người đứng trước danh lợi luôn bị mất đi lý trí, làm những việc nguy hiểm. Tuy rằng tôi thường xuyên nhắc nhở bản thân phải lấy đó mà cảnh giác, sau khi trưởng thành lại dần dần lý giải được ý nghĩa của câu nói: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”.

Thi tiên Lý Bạch thời nhà Đường trong trong “Tương Tiến Tửu” có viết: “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, thiên kim tán tận hoàn phục lai” (trời sinh ta giỏi tất hữu dụng, ngàn vàng tiêu hết sẽ có lại), đây là cách miêu tả tuyệt diệu về thực chất của tiền bạc.

Đối với tiền của sống không giữ được, chết không thể mang theo, thay vì nói là vật ngoài thân, chi bằng nói là vật do trời ban. Nếu một người muốn sống thoải mái cởi mở, thì cần phải phá vỡ được sự trói buộc của tiền bạc, dùng thái độ “Trời sinh ta giỏi tất hữu dụng, ngàn vàng tiêu hết sẽ có lại” để đối diện với áp lực trong cuộc sống, tích cực làm việc thiện, tu tâm dưỡng tính. Người tích lũy nhiều công đức chắc chắn sẽ nhiều tiền nhiều của, người đại đức được ông trời che chở, cơm áo đầy đủ mà khỏe mạnh an vui.

Con người sống trên đời, quý ở chỗ giàu mà có đức. Giàu mà không có đức sẽ làm nguy hại đến chúng sinh, hậu quả của những kẻ giữ của keo kiệt và những nhà giàu tiêu tiền như nước trong lịch sử đều vô cùng đáng buồn.

( Theo daikynguyenvn )